Gốm Cậy Hải Dương - Đỉnh cao gốm sứ Việt Nam
Gốm Cậy là gốm gì ?
Gốm Cậy là các sản phẩm gốm sứ thủ công, đẹp tinh tế, được làm từ làng Cậy, thuộc thuộc xã Long Xuyên - huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương
Trong bản đồ gốm Việt Nam, từ lâu gốm Cậy được xếp ngang hàng cùng những làng gốm nổi danh như Chu Đậu, Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng... với một lịch sử lâu đời và những nét đặc trưng riêng có. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề gốm của làng đã xuất hiện cách nay gần 500 năm. Dù trải qua bao thăng trầm và hiện nay không còn nhiều người theo nghề nhưng dòng chảy gốm Cậy chưa bao giờ bị đứt quãng". Các lớp trầm tích dày được tìm thấy khắp làng chứng tỏ sự phát triển liên tục, không ngừng nghỉ của gốm Cậy trong dòng chảy của lịch sử gốm Việt
Vì sao Gốm cậy được khách hàng yêu thích ?
Gốm Cậy không lẫn với các loại gốm khác đầy rẫy trên thị trường. Cái riêng có của gốm Cậy là sản phẩm được chuốt bằng tay, hoa văn đắp nổi, men hoàn toàn tự nhiên.
ngoài kỹ thuật đắp nổi, men gốm Cậy mới là thứ tạo nên sự khác biệt của dòng gốm này. Men được làm từ sét cao lanh, vôi, tro trấu, tro củi lọc kỹ trộn đều với nhau. Do được đốt bằng củi lại sử dụng men tự nhiên nên nước men gốm Cậy sâu hơn, “thấu” men hơn so với các sản phẩm khác. Màu sắc chủ đạo của gốm Cậy là lam nhạt. Ngoài ra, bằng kỹ thuật pha chế đặc biệt và khả năng điều chỉnh ngọn lửa, người làng Cậy còn tạo ra được nhiều màu sắc đặc trưng khác như đỏ, hồng, nâu đất…
Sản phẩm làm ra tốn nhiều công sức, thời gian. Mỗi mẻ đốt kéo dài hàng tuần nên gốm Cậy rất kén khách. Chỉ những người thực sự am hiểu về gốm mới chơi được dòng gốm này
Sản phẩm của gốm cậy là những gì ?
Ngày trước, nồi, niêu, ấm chén, bát đĩa, bình hoa rồi tiểu sành, bát hương... của làng có mặt khắp chợ lớn, chợ bé trong và ngoài tỉnh. Gốm Cậy ít tiền, dân dã, đáp ứng hầu hết nhu cầu trong sinh hoạt hằng ngày của người dân nên được nhiều người ưa chuộng",
Bước vào thời kỳ đổi mới, khi cả nước được "cởi trói" thì gốm Cậy lại bước vào thời kỳ suy thoái. Người làm gốm Cậy chậm bắt nhịp với thời cuộc. Sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, không cạnh tranh được với hàng nhập ngoại vừa rẻ, vừa mẫu mã đa dang từ Trung Quốc. Đa số các lò gốm cứ tắt dần rồi lụi hẳn lúc nào chẳng ai biết. Nhưng ở đó, vẫn còn một số ít nghệ nhân quyết tâm giữ nghề.
Giờ đây, thay vì sản xuất những sản phẩm gia dụng như trước kia, gốm Cậy tập trung làm những sản phẩm theo lối cổ như gạch, ngói, hoa văn chân tháp phục vụ trùng tu di tích; chân đèn, độc bình, bát hương, bình vôi, bộ tam đa… cho những người có sở thích chơi đồ theo lối cổ. Nhiều sản phẩm của gốm Cậy được giới nghệ nhân trong nghề đánh giá cao như phỏng chế tháp đất nung Đậu An (Hưng Yên); hai tháp đất nung thời Trần ở Bảo tàng Quảng Ninh; tháp Trần ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; tháp, giếng thời Trần ở Bảo tàng Hải Dương; bức phù điêu ở tượng đài Trần Hưng Đạo (Kinh Môn).
Nghệ nhân giữ lửa cho làng Gốm
Bây giờ, cả làng gốm nổi danh một thời chỉ còn ông Vũ Xuân Năm và 2 người con trai giữ nghề. Với đôi bàn tay tài hoa và những đóng góp không ngừng nghỉ nhằm duy trì nghề gốm cổ, năm 2013 ông Vũ Xuân Năm đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân nghề tiểu thủ công nghiệp". Năm 2015, nghệ nhân Vũ Xuân Năm đã được Chủ tịch nước công nhận là "Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể".
Nhằm hỗ trợ duy trì nghề làng gốm Cậy, UBND huyện Bình Giang và xã Long Xuyên cũng đã quan tâm mở những lớp truyền nghề với hi vọng có nhiều người trẻ thực sự yêu và muốn gắn bó với nghề.
Đặt mua gốm Cậy ở đâu ?
Quý khách đặt mua các sản phẩm Gốm Cậy có sẵn, đặt chế tác theo ý tưởng hay cần tư vấn các thông tin liên quan tới gốm Cậy vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Địa chỉ xưởng sản xuất: Gia đình nghệ nhân Vũ Xuân Năm, làng Cậy, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Hotline/Zalo: 0988.613.525
Văn phòng tại Hà Nội: Số 349 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng tại TP HCM: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, phường 15, quận Tân Bình
Văn phòng tại Bắc Ninh: Số 23 Lương Thế Vinh, TP Bắc Ninh
Văn phòng tại Hà Nam: Thôn 2, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
- Details
- Hits: 608